Tình trạng bảo tồn Pterodroma madeira

Quang cảnh khu vực sinh sản tại Pico do Arieiro, Madeira.

Petrel Zino có phạm vi phân bố rất hẹp (trên các đỉnh núi của một hòn đảo) và là loài chim biển châu Âu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.[26] Chúng từng được cho là tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20.[8] Hai con non mới lớn được tìm thấy dưới chân bức tường của dinh thống đốc ở Funchal vào đầu thập niên 1940, có lẽ chúng bị thu hút bởi ánh sáng mặt trời ở nơi ấy, nhưng từ đó trở đi không còn ai nhìn thấy loài này nữa cho đến tận năm 1969.[22] Năm 1969, Paul Zino đã phát một đoạn video về petrel Fea từ Bugio cho một người chăn cừu ở Curral das Freiras; ngay lập tức đoạn video đó thu hút các nhà nghiên cứu đến khu vực làm tổ. Sự săn bắt của loài chuột đồng khiến cho việc sinh sản thành công của quần thể nhỏ này gặp khó khăn, và không có chim non nào đạt đến ngưỡng trưởng thành vào năm 1985. Dự án Bảo tồn Freira được thành lập vào năm 1986 với mục đích khôi phục lại số lượng cá thể petrel Zino bằng phương pháp kiểm soát chuột đồng và ngăn chặn sự can thiệp của người dân bản địa; sau còn mở rộng bảo vệ chúng khỏi mèo sau khi chim bị loài này bắt giết hàng loạt vào năm 1990.[8]

Hiện đã có 130–160 cá thể đang được bảo tồn (65–80 cặp sinh sản), sinh sản trên sáu mỏm đá. Có thể có một số loài chim khác du nhập vào ban đêm, đều được phát hiện và kiểm soát bởi một trạm radar của NATO trên đỉnh Pico do Arieiro. Về lâu dài, biến đổi khí hậu có thể gây tác động bất lợi, vì tất cả khu vực sinh sản đều nằm trên đỉnh cao nhất, nhưng chỉ cao 1.000 m (3.300 ft) so với mực nước biển. Trước đây, những người chăn cừu bản địa phá hang để lấy trứng làm thức ăn. Hiện tại, các mối đe dọa chính tiếp tục là chuột với con mồi là trứng và con non, mèo hoang chuyên rình tổ để bắt con trưởng thành,[21] mặc dù mức độ giảm đi nhiều so với trước đây do đặt bẫy.[8]

Petrel Zino được bảo tồn theo Chỉ thị về Chim hoang dã của Liên minh Châu Âu, các địa điểm sinh sản của chúng đều nằm trong vườn quốc gia Parque Natural da Madeira. Sau khi chính phủ mua khoảng 300 hécta (740 mẫu Anh) đất xung quanh khu vực sinh sản chính, tất cả động vật chăn nuôi phải di dời khỏi khu vực này, cho phép thảm thực vật phục hồi, mặc dù khu sinh sản nằm trên những nơi mà động vật ăn cỏ không thể tiếp cận. Việc nghiên cứu và kiểm soát động vật ăn thịt của Dự án Bảo tồn Freira cùng với Vườn quốc gia bắt đầu từ năm 1986, đã được mở rộng quy mô lớn hơn vào năm 2001 với sự tài trợ của EU. Số lượng tăng lên (tăng 29 con vào năm 2004) khiến tình trạng của loài được hạ từ rất nguy cấp xuống nguy cấp trong Sách đỏ IUCN vào năm 2004.[1] Quần thể dường như ổn định cho đến mùa hè năm 2010.[21]

Một thảm họa lớn đã xảy ra vào ngày 13 tháng 8 năm 2010, khi một đám cháy rừng lan qua khu sinh sản, giết chết ba con trưởng thành và 25 trong tổng số 38 con non. Đám cháy đã phá hủy thảm thực vật và nhiều hang, tổ. Đội bảo tồn đã nỗ lực cứu sống 13 con non còn lại, khôi phục thảm thực vật, sửa sang các tổ còn sót lại, đào hang nhân tạo và đặt bả chuột xung quanh các vị trí làm tổ.[27] Đến năm 2018, nỗ lực bảo tồn đã giúp loài dần phục hồi lại và ổn định với 160 cá thể trưởng thành.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pterodroma madeira http://avesdamadeira.com/ http://www.madeirabirds.com/zinospetrel http://www.aerc.eu/DOCS/AERCTACAccepted.pdf http://www.eu-nomen.eu/portal/taxon.php?GUID=urn:l... http://ec.europa.eu/environment/nature/conservatio... http://www.spinus.info/Images/books/AH743697479746... http://www.africanbirdclub.org/countries/Madeira/M... http://datazone.birdlife.org/species/factsheet/226... http://www.birdlife.org/datazone/species/index.htm... http://www.birdlife.org/news/news/2010/02/madeira....